Những vùng miền có thể xây nhà yến nhanh hoàn vốn ?

Khí hậu Việt Nam ?

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 270 C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau, Hà Nội 230 C, thành phố Hồ Chí Minh 260 C, Huế 250 C.
Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh phía Bắc, dao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau 120 C. Ở các tỉnh phía Nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khoảng 30 C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông.

VẬY KHÍ HẬU Ở ĐÂU LÀ PHÙ HỢP ĐỂ NUÔI YẾN ?

I. Xây nhà yến ở Miền Bắc.

Miền Bắc đang khá mạnh và phát triển về ngành nghề nuôi yến. Tuy nhiên khí hậu miền bắc rất rõ rệt, những đợt rét hằng năm kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của yến. Đây cũng là những hạn chế cơ bản tại nơi này.

1.Khí hậu .

Chim yến là loài ưa ấm, thân nhiệt thấp, không chịu được giá rét. Việc khí hậu thay đổi cũng ảnh hưởng một phần nào về tập tính nơi ở của chúng, hạn chế phát triển bầy đàn.

Vì vậy tại nơi này để có thể xây nhà yến hiệu quả ta cần phải có hệ thống sưởi ấm, các thiết bị đặc biệt chuyên dụng.

Khí hậu miền bắc
Khí hậu miền bắc

2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Bắc.

Vùng nuôi chim yến ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh; Tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc

II. Xây nhà yến tại miền Trung.

Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực ôn đới và nhiệt đới. Nhưng khi tới mùa đông thì các loài yến sống ở vùng ôn đới di trú về vùng nhiệt đới. Vậy nên đã có rất nhiều hộ gia đình ở tại tỉnh miền trung đã không ngần ngại đầu tư chi phí để xây dựng nhà nuôi yến, mang lại lợi nhuận cao nâng cao kinh tế cho khu vực.

1.Khí hậu

Nuôi yến từ lâu đã trở thành một ngành nghề quen thuộc tại khu vực miền trung của nước ta.Khu vực miền Trung là nơi phân chia ranh giới thời tiết của hai miền Nam Bắc cũng khá rõ ràng. Đèo Hải Vân được coi là đường phân chia giữa hai miền thời tiết Bắc và Nam.

Đà Nẵng là khu vực giao nhau giữa các luồng thời tiết này. Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc, thời tiết thay đổi theo bốn mùa trong năm, đó là xuân, hạ, thu, khắc nghiệt, khá rõ rệt, trong khi ở phía Nam, từ Hải Vân trở vào chỉ có hai mùa mưa nắng.

Khí hậu miền trung
Khí hậu miền trung

2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Trung.

  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Thừa Thiên Huế; Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An;
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại TP. Đà Nẵng: Huyện Hòa Vang;
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Quảng Nam: Xã Điện Nam Đông
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Quảng Ngãi: Huyện Tư Nghĩa;
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Bình Định: Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình, ngoại ô TP Quy Nhơn
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Phú Yên: TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa,
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Khánh Hòa: Thành phố Nha Trang: Xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp. Huyện Vạn Ninh: Xã Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Phú và Vạn Phước.Thị Xã Ninh Hòa: Xã Ninh Ích, Ninh Lộc, phường Ninh Hà, phường Ninh Giang, xã Ninh Xuân, Ninh Phụng, Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Bình và Ninh Hưng.Huyện Diên Khánh: Xã Suối Tiên, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Lâm, Diên Phước, Diên Đồng, Diên Xuân và Diên Điền.Huyện Cam Lâm: Xã Cam Phước Tây, Cam Hiệp Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Tân, Suối Tân, Suối Cát và Cam Hải Đông.Thành phố Cam Ranh: Xã Cam Thịnh Đông, Cam Phước Đông.Huyện Khánh Vĩnh: Xã Khánh Phú, Sông Cầu, Cầu Bà, Khánh Thượng, Khánh Nam và Khánh Bình. Huyện Khánh Sơn: Xã Sơn Hiệp.
    Vùng nuôi yến tiềm năng tại Ninh Thuận: Vùng Bắc sông Dinh, phường Tấn Tài, khu vực nội đô TP Phan Rang-Tháp Chàm
  • Vùng nuôi yến tiềm năng tại Bình Thuận: Huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, ngoại ô TP Phan Thiết

III. Xây nhà yến tại miền Nam

Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, biên nhiệt độ nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.

1.Khí hậu tại Tây Nguyên

Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.

Khí hậu miền nam
Khí hậu miền nam

2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Nam và Tây Nguyên.

NAM BỘ:

  • Vùng nuôi yến ở TP.Hồ Chí Minh: Củ Chi, Hóc Môn;
  • Vùng nuôi yến ở Bình Dương: Hồ Dầu Tiếng, Tân Uyên;
  • Vùng nuôi yến ở Tây Ninh: Tân Châu, Gò Dầu;
  • Vùng nuôi yến ở Bình Phước: Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh

TÂY NGUYÊN:

  • Vùng nuôi yến ở Lâm Đồng: Lâm Hà;
  • Vùng nuôi yến ở Gia Lai: Ia G’Rai, Chư M’Rông, Chư sê, Ayun Pa, Công Chro;
  • Vùng nuôi yến ở Đăk Nông: Đăk Wer, Đăk Mil, Đăk R’Lâp, Đăk Song;
  • Vùng nuôi yến ở Kon Tum: Kinh Thây;
  • Vùng nuôi yến ở Đắk Lắk: Easup, Ia T’Môt, Lăk, Bu Trak, Cư M’ga, Ma Drak, Eakar, Xuân Phú, Ea H’leo.

IV. Xây nhà yến tại miền Tây.

Là một trong tất cả các đồng bằng lớn nhất của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long và được nép mình bao bọc bởi gió biển. Đồng thời được bao quanh bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, cùng với hai lưu vực sông Tiền và sông Hậu.
Một lợi thế cực vô cùng lớn khác được kể đến khi nuôi chim yến ở khu vực Miền Tây là nơi này nằm trên đường bay của một lượng lớn chim yến di cư và kiếm ăn hàng năm ở Đông Nam Á và độ ẩm môi trường rất tốt giúp dễ dàng điều chỉnh độ ẩm nhà yến, nhiệt độ nhà yến phù hợp với đặc tính của loài chim này. Người nuôi yến ở khu vực Miền Tây Nam Bộ dự đoán sẽ có cơ hội tiếp cận hàng chục ngàn đàn yến di cư từ Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Indonesia vào mỗi 12 tháng.
Không phải tự nhiên mà Miền Tây là ” miền đất hứa ” cho nền công nghiệp  . Khí hậu tốt, thời tiết tốt, giá đất tốt, di chuyển dễ dàng, vùng chim tốt, nguồn thức ăn dồi dào… Các yếu tố hầu hết đều ủng hộ cho một nhà yến thành công. Nhưng ai cũng thấy như vậy cả, hoặc những năm 2010 về trước thì thực sự ngon. Tuy nhiên, những năm 2018 trở lại đây thì phải thực sự kỹ càng để chọn lọc nơi nuôi yến, thời thế cạnh tranh khắc nhiệt hơn rất nhiều so với những năm về trước.
1. Khí hậu nuôi yến ở Miền Tây
Miền Tây Nam bộ có mức nhiệt trung bình khoảng 28°C cùng với đó là sự ổn định quanh năm. Thời tiết khí hậu nơi đây được thiên nhiên ưu ái mưa thuận gió hòa, ít bị chịu ảnh hưởng từ bão lũ và thiên tai.
Trong năm khí hậu được chia làm hai mùa, là mùa mưa và mùa khô. Từ tháng 05 đến tháng 11 là thời tiết mưa kéo dài, còn lại từ tháng 12 đến tháng 04 là thời điểm của mùa khô. Miền Tây của Việt Nam sở hữu điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài chim yến mang lại giá trị kinh tế khổng lồ này. Là vùng nuôi chim yến phù hợp nhất cả nước.
2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Tây:
Vùng nuôi yến tại Long An: huyện Tân Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa; Vĩnh Hưng,Đức Huệ
Vùng nuôi yến tại Đồng Tháp: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình
Vùng nuôi yến tại An Giang:  huyện Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú
Các vùng nuôi yến tiềm năng tương đối kém hơn khác:
Vùng nuôi yến tại Tiền Giang:
Vùng nuôi yến tại Vĩnh Long: huyện Tam Bình, Vũng Liêm;
Vùng nuôi yến tại Cần Thơ: Cái Răng, Ba Láng, huyện Phong Điền, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai;
Vùng nuôi yến tại Sóc Trăng: trừ khu vực Thạnh Trị và Trần Đề;
Vùng nuôi yến tại Hậu Giang: toàn tỉnh;
Vùng nuôi yến tại Kiên Giang: huyện Tân Hiệp; U minh,
Vùng nuôi yến tại Cà Mau: huyện Trần Văn Thời, U Minh.

V. Lời khuyên đưa ra quyết định nuôi yến tại các vùng miền Việt Nam.

Vậy vùng nào thích hợp nuôi yến?
Thực tế cho thấy, khả năng và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở nước ta là rất lớn. Nhiều tỉnh có thiên nhiên ưu đãi và khả năng về kỹ thuật cần được khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm cũng như tạo nguồn thu nhập lớn cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay không phải địa phương, khu vực nào cũng có thể phát triển ngành nghề nuôi chim yến.
Đồng thời, cũng không phải ai xây nhà yến cũng thành công, 1 phần phụ thuộc một chút vào sự may mắn của bạn. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn đơn vị tư vấn, khảo sát, thiết kế và sản xuất, chuyển giao công nghệ nuôi yến cho bạn có uy tín không và chất lượng hay không.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0909.833.115
0909833115