Khí hậu Việt Nam ?
VẬY KHÍ HẬU Ở ĐÂU LÀ PHÙ HỢP ĐỂ NUÔI YẾN ?
I. Xây nhà yến ở Miền Bắc.
Miền Bắc đang khá mạnh và phát triển về ngành nghề nuôi yến. Tuy nhiên khí hậu miền bắc rất rõ rệt, những đợt rét hằng năm kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của yến. Đây cũng là những hạn chế cơ bản tại nơi này.
1.Khí hậu .
Chim yến là loài ưa ấm, thân nhiệt thấp, không chịu được giá rét. Việc khí hậu thay đổi cũng ảnh hưởng một phần nào về tập tính nơi ở của chúng, hạn chế phát triển bầy đàn.
Vì vậy tại nơi này để có thể xây nhà yến hiệu quả ta cần phải có hệ thống sưởi ấm, các thiết bị đặc biệt chuyên dụng.
2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Bắc.
Vùng nuôi chim yến ở các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh; Tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc
II. Xây nhà yến tại miền Trung.
Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực ôn đới và nhiệt đới. Nhưng khi tới mùa đông thì các loài yến sống ở vùng ôn đới di trú về vùng nhiệt đới. Vậy nên đã có rất nhiều hộ gia đình ở tại tỉnh miền trung đã không ngần ngại đầu tư chi phí để xây dựng nhà nuôi yến, mang lại lợi nhuận cao nâng cao kinh tế cho khu vực.
1.Khí hậu
Nuôi yến từ lâu đã trở thành một ngành nghề quen thuộc tại khu vực miền trung của nước ta.Khu vực miền Trung là nơi phân chia ranh giới thời tiết của hai miền Nam Bắc cũng khá rõ ràng. Đèo Hải Vân được coi là đường phân chia giữa hai miền thời tiết Bắc và Nam.
Đà Nẵng là khu vực giao nhau giữa các luồng thời tiết này. Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc, thời tiết thay đổi theo bốn mùa trong năm, đó là xuân, hạ, thu, khắc nghiệt, khá rõ rệt, trong khi ở phía Nam, từ Hải Vân trở vào chỉ có hai mùa mưa nắng.
2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Trung.
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Thừa Thiên Huế; Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An;
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại TP. Đà Nẵng: Huyện Hòa Vang;
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Quảng Nam: Xã Điện Nam Đông
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Quảng Ngãi: Huyện Tư Nghĩa;
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Bình Định: Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình, ngoại ô TP Quy Nhơn
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Phú Yên: TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa,
- Vùng nuôi yến tiềm năng tại Khánh Hòa: Thành phố Nha Trang: Xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp. Huyện Vạn Ninh: Xã Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Phú và Vạn Phước.Thị Xã Ninh Hòa: Xã Ninh Ích, Ninh Lộc, phường Ninh Hà, phường Ninh Giang, xã Ninh Xuân, Ninh Phụng, Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Bình và Ninh Hưng.Huyện Diên Khánh: Xã Suối Tiên, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Lâm, Diên Phước, Diên Đồng, Diên Xuân và Diên Điền.Huyện Cam Lâm: Xã Cam Phước Tây, Cam Hiệp Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Tân, Suối Tân, Suối Cát và Cam Hải Đông.Thành phố Cam Ranh: Xã Cam Thịnh Đông, Cam Phước Đông.Huyện Khánh Vĩnh: Xã Khánh Phú, Sông Cầu, Cầu Bà, Khánh Thượng, Khánh Nam và Khánh Bình. Huyện Khánh Sơn: Xã Sơn Hiệp.
Vùng nuôi yến tiềm năng tại Ninh Thuận: Vùng Bắc sông Dinh, phường Tấn Tài, khu vực nội đô TP Phan Rang-Tháp Chàm - Vùng nuôi yến tiềm năng tại Bình Thuận: Huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, ngoại ô TP Phan Thiết
III. Xây nhà yến tại miền Nam
Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao, biên nhiệt độ nhỏ hơn đáng kể so với khu vực Bắc Bạch Mã. Nơi đây có một mùa khô kéo dài, đặc biệt sâu sắc. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
1.Khí hậu tại Tây Nguyên
Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
2. Các khu vực có thể nuôi được yến ở miền Nam và Tây Nguyên.
NAM BỘ:
- Vùng nuôi yến ở TP.Hồ Chí Minh: Củ Chi, Hóc Môn;
- Vùng nuôi yến ở Bình Dương: Hồ Dầu Tiếng, Tân Uyên;
- Vùng nuôi yến ở Tây Ninh: Tân Châu, Gò Dầu;
- Vùng nuôi yến ở Bình Phước: Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh
TÂY NGUYÊN:
- Vùng nuôi yến ở Lâm Đồng: Lâm Hà;
- Vùng nuôi yến ở Gia Lai: Ia G’Rai, Chư M’Rông, Chư sê, Ayun Pa, Công Chro;
- Vùng nuôi yến ở Đăk Nông: Đăk Wer, Đăk Mil, Đăk R’Lâp, Đăk Song;
- Vùng nuôi yến ở Kon Tum: Kinh Thây;
- Vùng nuôi yến ở Đắk Lắk: Easup, Ia T’Môt, Lăk, Bu Trak, Cư M’ga, Ma Drak, Eakar, Xuân Phú, Ea H’leo.